Press "Enter" to skip to content

Luật công bằng tài chính – UEFA công bố luật lệ chính thức trong bóng đá 

Luật lệ là thứ không thể thiếu trong một giải đấu thể thao chuyên nghiệp, đặc biệt là môn thể thao vua, bóng đá. Để nền bóng đá ngày càng phát triển, UEFA đã công bố luật công bằng tài chính để xử phạt những hành vi lệch lạc. Hãy cùng alnahda-ksa.org khám phá kỹ hơn trong bài viết sau nhé! 

Luật công bằng tài chính là gì?

Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu luật công bằng tài chính là gì? Tên tiếng Anh của luật công bằng tài chính là Financial Fair Play, viết tắt FFP. Bản điều luật do cựu chủ tịch UEFA Michel Platini và đồng sự của mình công bố vào năm 2009. Với mục tiêu chính là xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các đội bóng, cầu thủ, công bằng và văn minh.

luat-cong-bang-tai-chinh-do-uefa-cong-bo
Luật công bằng tài chính do UEFA công bố 

Từ ngày 01/06/2011, luật này bắt đầu có hiệu lực. Mở ra một nền văn hóa bóng đá đẳng cấp hơn tại khu vực Châu Âu. Luật lệ yêu cầu tất cả câu lạc bộ phải công khai ngân sách, giao dịch khi mua hoặc bán các cầu thủ. Do đó những CLB đang gặp khó khăn về mặt kinh tế sẽ khó có cơ hội tham gia mùa giải cúp Châu Âu. 

Lịch sử ra đời luật công bằng tài chính 

Theo như link xem trực tiếp bóng đá tổng hợp, từ năm 2009, khi nhận thấy nền bóng đá Châu Âu có xuất hiện những dấu hiệu gian lận, có chiều hướng đi xuống, Ủy ban quản lý tài chính của UEFA đã lên ý tưởng và cùng nhau bàn bạc về điều luật FFP. Còn một lý do quan trọng nữa để bàn bạc về luật công bằng tài chính. Đó chính là nhiều câu lạc bộ mặc dù nguồn thu không nhiều nhưng họ luôn chi những khoản tiền lớn để mua bán, trả lương của cầu thủ, ban huấn luyện. Bởi họ phụ thuộc phần lớn vào tiềm lực kinh tế của các “ông bầu” hậu thuẫn phía sau.  

Những chế tài về quy định chi tiền, trả lương và cân bằng tài chính của FFP ra đời để giải quyết vấn đề đó. Và từ ngày 01/06/2011, luật công bằng tài chính chính thức có hiệu lực và áp dụng xử phạt hà khắc nếu đội tuyển nào cố tình vi phạm. 

Những mục đích chính của luật công bằng tài chính

Sau khi đã nắm bắt những thông tin cơ bản nhất về luật công bằng tài chính, chúng tôi muốn bạn biết được mục đích dẫn đến sự ra đời của luật lệ này: 

Chênh lệch về tài chính 

Xuất hiện chênh lệch tài chính giữa các đội tuyển gây mất công bằng trong thi đấu bóng đá: Giải quyết vấn đề này là mục đích to lớn nhất để soạn thảo quy luật FFP. Các câu lạc bộ được xem là “giàu có” luôn sẵn sàng chi trả khoản tiền kếch xù để mời các chân sút nổi tiếng về đội bóng của mình. Do đó xảy ra tình trạng cầu thủ danh tiếng quy tụ lại một chỗ, trở thành “vô địch thiên hạ” không đối thủ nào dám đối đầu. Khán giả cũng không còn hào hứng vì chưa đá cũng biết trước kết quả trận đấu. 

Ví dụ cụ thể và điển hình nhất dẫn đến việc UEFA quyết định đưa ra luật công bằng tài chính sớm nhất có thể:

  • Man City và PSG là hai câu lạc bộ có điểm chung là tiềm lực kinh tế cực khủng, sở hữu những ông chủ giàu “nứt đố đổ vách” làng bóng đá thế giới. 
  • Từ đó dẫn tới tình trạng mua bán, trao đổi cầu thủ, nhất là khi các mùa giải bóng đá khởi động. 
  • 2 nhà vô địch của Anh và Pháp đánh bại mọi đối thủ mà không mất quá nhiều sức, không có sự cạnh tranh, thiếu tính công bằng. 
cac-ly-do-cho-su-ra-doi-cua-luat-cong-bang-tai-chinh
Các lý do cho sự ra đời của luật công bằng tài chính

Hạn chế lạm phát 

Một yếu tố nữa để luật công bằng tài chính ra đời và tồn tại đến ngày hôm nay chính là tránh tình trạng lạm phát. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến lĩnh vực bóng đá mà còn liên quan đến nền kinh tế của quốc gia quản lý những đội bóng đó. 

Các thông tin khác về luật công bằng tài chính anh em cần biết

Một số thông tin về luật công bằng tài chính có thể mọi người chưa biết mà alnahda-ksa.org muốn chia sẻ. Bao gồm: 

Các điều khoản của FFP

  • Câu lạc bộ buộc phải đảm bảo tài chính khi rơi vào tình trạng “báo động” lỗ trên 100 triệu Euro trên TTCN. 
  • Xử phạt nhanh chóng các đội bóng vi phạm luật công bằng tài chính 
  • Phải công khai các báo cáo tài chính liên quan đến hoạt động mua bán, chuyển nhượng cầu thủ, tiền lương cho các cầu thủ trong đội. 

Các hình thức phạt của FFP

Các hình phạt sẽ từ thấp đến cao tùy theo mức độ vi phạm: 

  • Cảnh báo đội bóng
  • Phạt tiền (phạt hành chính)
  • Trừ điểm tại các giải đấu, trên bảng xếp hạng 
  • Rút vốn của đội bóng khỏi các giải đấu bóng đá
  • Không cho phép đăng ký số lượng cầu thủ trong đội hình tại các giải đấu của UEFA
  • Cấm thi đấu các giải đấu đang hoặc sẽ góp mặt.  
xu-phat-doi-bong-khi-vi-pham-luat-cong-bang-tai-chinh
Xử phạt đội bóng khi vi phạm luật công bằng tài chính 

Hạn chế của FFP

  • Các hình thức vi phạm vẫn được giới chuyên môn đánh giá là nhẹ nhàng, không đủ sức răn đe với những đội bóng lớn 
  • Chưa hoàn toàn rút ngắn được khoảng cách tài chính giữa các đội bóng. Thậm chí còn gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các đội. 
  • Các cầu thủ vẫn sẽ đưa ra quyết định đầu quân vào các câu lạc bộ danh tiếng, có thành tích tốt. 

Kết luận 

Vừa rồi là những thông tin chúng tôi tổng hợp được về luật công bằng tài chính. Hy vọng bạn sẽ trang bị đủ kiến thức để quá trình theo dõi bóng đá trọn vẹn hơn. Đừng quên truy cập link xem trực tiếp bóng đá để không bỏ lỡ những trận cầu đỉnh cao và tin tức hấp dẫn về bộ môn thể thao vua nhé!