Press "Enter" to skip to content

Ngày 3/3 là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa như thế nào?

Vào ngày 3/3 Âm lịch, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay để cúng gia tiên. Tuy nhiên, nhiều người lại không biết 3/3 là ngày gì, có ý nghĩa như thế nào? Vậy hãy cùng alnahda-ksa.org chúng tôi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

I. Ngày 3/3 là ngày gì?

3/3 được gọi là Tết Hàn thực, ngày bánh trôi, bánh chay
Ngày 3/3 Âm lịch thường được gọi là Tết Hàn Thực. Ngoài ra, tại một số địa phương ngày này còn được gọi với cái tên khác là ngày bánh trôi, bánh chay. Bởi cứ vào ngày 3/3 hàng năm, các gia đình sẽ chuẩn bị nguyên liệu để làm bánh trôi, bánh chay dâng cúng tổ tiên. Có thể nói Tết Hàn thực là một trong những ngày tết có ý nghĩa quan trọng đối với người Việt.

II. Nguồn gốc ngày Tết Hàn Thực

Tết Hàn Thực có nguồn gốc từ Trung Quốc
Tết Hàn Thực được diễn ra vào ngày 3/3 Âm lịch hàng năm. Để hiểu rõ hơn 3/3 là ngày gì, chúng ta cùng tìm hiểu nguồn gốc của ngày Tết Hàn Thực. Theo nghĩa Hán, hàn có nghĩa là lạnh, thực có nghĩa là ăn, Tết Hàn Thực được hiểu là tết ăn đồ lạnh. Theo điển tích, vào đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công của nước Tấn gặp loạn nên đã phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay đây, mai đó. Khi đó, Giới Tử Thôi theo phò Vua trên đường lánh nạn đã phải lén cắt miếng thịt đùi của mình để nấu dâng Vua ăn do lương lương thực đã cạn kiệt. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết nên rất cảm kích.
Giới Tử Thôi theo phò Vua trong vòng 19 năm, cùng nhau trải qua nhiều khổ cực. Về sau, Vua Tấn Văn Công giành lại được ngôi vương, trở về nước Tấn, phong thưởng cho những người có công nhưng lại quên mất hiền sĩ Giới Tử Thôi.
Giới Tử Thôi khi đó cũng chẳng oán hận gì, cho rằng việc phò vua trước kia đâu có gì đáng nói. Vì thế, ông đã đưa mẹ lên núi Điền Sơn ở ẩn. Sau đó, vua Tấn đã nhớ ra, cho người đi tìm nhưng vì Tử Thôi không phải là người tham danh vọng nên đã từ chối không quay về lĩnh thưởng. Vua Tấn Văn Công liền tức giận ra lệnh đốt rừng để ép Tử Thôi phải quay về. Không ngờ, Tử Thôi quyết chị nên cùng mẹ chịu chết cháy trong rừng. Hôm đó đúng ngày 3/3 Âm lịch.
Vua Tấn Văn Công hối hận nên đã lập miếu thờ. Hàng năm cứ đến ngày 3/3 Âm lịch người dân bị cấm dùng lửa để nấu ăn, chỉ được dùng đồ ăn nguội đã nấu sẵn, ngay cả việc cúng giỗ cũng phải làm từ hôm trước, từ đó được gọi là ngày Tết Hàn Thực.

III. Ý nghĩa Tết Hàn Thực là gì?

Vào ngày Tết Hàn Thực, các gia đình sẽ làm bánh trôi, bánh chay
Mặc dù Tết Hàn Thực có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng sau khi du nhập vào Việt Nam thì, ngày này vẫn mang những nét riêng, đậm chất văn hóa người Việt.
Khác với Tết Hàn Thực của người Trung Quốc, vào ngày này người Việt không kiêng lửa mà vẫn nấu nướng bình thường. Ngày Tết này có ý nghĩa hướng về tổ tiên, cội nguồn, ghi nhớ công ơn của những người đã mất.
Vì thế, vào ngày 3/3 Âm lịch các gia đình sẽ cùng nhau làm bánh trôi, bánh chay để cúng gia tiên, thậm chí nhiều nơi còn cúng thần hoàng để bày tỏ lòng thành. Việc dùng bánh trôi, bánh chay để cúng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, thể hiện nền văn minh lúa nước lâu đời của người Việt.
Đặc biệt, hình ảnh những chiếc bánh trôi, bánh chay trắng tròn được xếp cạnh nhau trên đĩa còn mang ý nghĩa tưởng nhớ đến sự tích mẹ Âu cơ. Bánh trôi tượng trưng cho 50 người con theo Âu Cơ lên rừng, bánh chay tượng trưng cho 50 người con theo Lạc Long Quân xuống biển, mở mang bờ cõi, dây dựng đất nước. Vì thế, vào ngày này hàng năm, người Việt sẽ làm bánh trôi, bánh chay để bày tỏ lòng thành, tưởng nhớ công lao của tổ tiên.
Như đã chia sẻ ngày 3/3 là ngày gì, Tết Hàn Thực của nghĩa là tết ăn đồ lạnh với mong muốn mùa hè bớt nóng. Như vậy, Tết Hàn Thực còn thể hiện mong muốn cho thời tiết trong năm thuận hòa, mùa hè không quá nóng bức. Có thể thấy, mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng Tết Hàn Thực của người Việt vẫn mang những nét đặc trưng riêng.

IV. Tết Hàn Thực có phải Tết Thanh minh?

Tết Hàn Thực không phải là Tết thanh minh như nhiều người lầm tưởng
Hiện nay nhiều người vẫn luôn nhầm lẫn Tết Hàn thực là Tết Thanh minh bởi vì khoảng thời gian của 2 ngày này gần trùng nhau. Thế nhưng, thực tế Tết Hàn Thực không phải là Tết Thanh minh.
Bởi vì, thời gian diễn ra ngày Tết Hàn Thực là 3/3 Âm lịch hàng năm. Trong khí đó thời gian diễn ra Tết Thanh minh không cố định mà phụ thuộc vào thời tiết mỗi năm. Tết Thanh minh báo hiệu kết thúc mùa xuân, hết thời tiết mưa bụi và bắt đầu trời quang, là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí trời trong năm. Cách tính Tết Thanh minh là sau khoảng 60 ngày từ tiết Lập xuân và 105 ngày say ngày tiết đông chí. Ngày đầu tiên của Tiết được gọi là Tết Thanh minh.
Vì thế mà ý nghĩa của hai ngày này cũng khác nhau. Vào dịp Tết Thanh minh, mọi người sẽ ăn uống và đi tảo mộ để con cháu nhận mặt họ hàng. Còn Tết Hàn Thực chỉ làm lễ cúng tổ tiên tại nhà với ý nghĩa thể hiện lòng thành với gia tiên.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn đã biết được 3/3 là ngày gì, cũng như các thông tin cần biết về Tết Hàn Thực. Để có thêm nhiều thông tin hấp dẫn hơn về các ngày lễ Tết truyền thống, phong tục tập quán của người Việt, bạn hãy theo dõi chúng tôi thường xuyên nhé. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết.